Thứ Hai, 7 tháng 10, 2019

Bệnh quai bị nguy hiểm như thế nào ?

Bệnh quai bị nguy hiểm như nào là bệnh nhiễm virut cấp diễn toàn thân, với đặc điểm lâm sàng viêm hạch nước bọt tuyến mang tai cả hai bên, không gây mủ; bao gồm nhiều thể lâm sàng từ ẩn tính tới viêm màng não, viêm não và viêm tinh hoàn. Bệnh thường diễn biến tự khỏi, nhưng ở lứa tuổi dậy thì thường gặp các biểu hiện viêm tinh hoàn.


- Hiện nay bệnh đã có vaccin dự phòng có hiệu lực cao.
- Virut gây bệnh quai bị thuộc nhóm Paramyxovirus có ái tính với các tuyến và hệ thần kinh. Virut chỉ gây bệnh cho người. Bệnh lây qua đường hô hấp, virut được phân lập từ nước bọt 7 ngày trước và sau 9 ngày ở bệnh nhân viêm tuyến mang tai. Bệnh lưu hành khắp toàn cầu, thường gây bệnh ở nhóm trẻ từ 5-9 tuổi và thanh thiếu niên, gây thành dịch tại gia đình rồi lan sang các nơi tập trung như trường học, tập thể quân đội nghĩa vụ...

Biểu hiện lâm sàng bệnh quai bị:

Thời kỳ nung bệnh: Trung bình từ 16-18 ngày (từ 2-4 tuần).
Thể điển hình: Viêm hạch tuyến mang tai.
Thời kỳ khởi phát (khoảng từ 24-48 giờ từ khi nhiễm virut). Bệnh nhân sốt đột ngột và đau vùng tai, nhức đầu (24-48 giờ).
Thời kỳ toàn phát: Bệnh nhân bị sưng tuyến mang tai một bên sau đó lan sang hai bên. Tuyến mang tai tiếp tục đau, sưng đỏ và sốt tiếp diễn. Thăm khám tuyến mang tai thấy chắc và đàn hồi, miệng phù nề và sưng đỏ ở ống Sténon.
Triệu chứng toàn thân: Ở trẻ nhỏ sốt nhẹ, trái lại thanh thiếu niên sốt cao, nhức đầu.
Ở thể này bệnh tiến triển lành tính, người bệnh trở lại bình thường sau 5-7 ngày:
Các cư trú khác: (xuất hiện trước, trong, sau viêm tuyến mang tai):
Viêm tinh hoàn (20%) gặp ở lứa tuổi dậy thì thường xuất hiện trong tuần đầu viêm tuyến mang tai với biểu hiện sốt tái lại tới 39-40oC, nhức đầu, nôn, đau tinh hoàn.
Thăm khám thấy sưng và phù nề thường một bên tinh hoàn và tấy đỏ ở da bìu tinh hoàn, đôi khi cả hai bên. Biểu hiện này thường diễn biến trong vòng 4 - 5 ngày, nhưng thăm khám sau vài tuần tới 50% trường hợp có teo tinh hoàn với mức độ khác nhau, nếu teo cả hai bên sẽ dẫn tới vô sinh.
Viêm tụy tạng (0,4%), đau bụng, nôn, tăng amylase huyết.
Viêm buồng trứng hiếm gặp ở nữ tuổi dậy thì.

Các cư trú thần kinh:

Viêm màng não tăng lympho hay gặp (16%). Có biểu hiện hội chứng màng não. Dịch não tủy nước trong, tăng tế bào lympho từ 100-200 trong 1ml khối. Diễn biến lành tính.
Viêm não rối loạn ý thức, co giật, có thể liệt cư trú. Diễn biến tới hồi phục không để lại di chứng.

Phòng bệnh quai bị :


Quai bị cần được cách ly bệnh nhân 15 ngày.
Gây miễn dịch bằng vaccin quai bị dạng phối hợp MMR (sởi – quai bị –rubella) hoặc ROR-TRIMOVAX; những vaccin này chứa virut quai bị sống giảm độc lực.
Lịch tiêm phòng:
Gây miễn dịch cơ bản lần thứ nhất cho trẻ từ tháng 12 đến tháng 15;
Tiêm nhắc lại lần thứ hai vào 4-6 tuổi;
Tiêm nhắc lại lần 3 vào 11-12 tuổi.
Vaccin có độ an toàn cao và có tác dụng bảo vệ tới 95% người được tiêm chủng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét